Du lịch cộng đồng một khái niệm mới, một cách làm mới đã và đang làm cho du lịch Vùng Tây Bắc trở nên khởi sắc. Phát triển du lịch cộng đồng về lâu dài sẽ là cơ sở vững chắc cho ngành công nghiệp du lịch phát triển. Thu nhập từ du lịch cộng đồng giúp xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt các chủ trương đường lối của đảng và nhà nước về phát triển kinh tế khu vực dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đưa miền ngược tiến kịp miền xuôi. Tuy nhiên khó khăn nhất vẫn là duy trì sức hấp dẫn của loại hình du lịch này khi mà mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động rất lớn tới đời sống dân cư của những hộ dân làm du lịch cộng đồng.
Du lịch cộng đồng bền vững khi nó giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa của cộng đồng, bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Sự mộc mạc, chất phát, văn hóa của các dân tộc sẽ bị nhạt phai cùng với sự phát triển của du lịch nếu chúng ta không kịp thời ngăn ngừa và uốn nắn. Thời gian và những tác động của đồng tiền sẽ làm cho sự biến đổi đến càng nhanh và bản thân những người, những hộ dân tham gia làm du lịch cộng đồng sẽ không biết và không cảnh giác với vấn đề này. Sẽ có nhiều người lầm tưởng là đi du lịch phải đến những nơi đầy đủ tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu của người đi du lịch. Nếu những ai có suy nghĩ vậy thì họ đã nhầm. Du lịch chính là tìm tới những gì khác với cuộc sống mà người đi du lịch đang sống. Những người đi du lịch “ du lịch đúng nghĩa là du lịch” là những người có thu nhập khá trở lên và người ta muốn trải nghiệm những điều chưa biết, muốn trốn khỏi chốn phồn hoa đô hội để hòa mình vào thiên nhiên, con người. Trên hết sự tự nhiên, mộc mạc, chất phát đều được đánh giá cao, sự biến đổi chạy theo đồng tiền, hám lợi trước mắt sẽ là “liều thuốc độc giết chết du lịch” và hủy diệt những thành quả đã gây dựng trước đó. Văn hóa, những nét đẹp của các dân tộc cũng sẽ bị biến đổi thay vào đó là sự sâm thực của các nền văn hóa ngoại lai, sự giống nhau giữa các điểm du lịch, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc với nhau.
Vậy phát triển du lịch phải đi đôi với việc gìn giữ những nét riêng, đặc thù riêng để làm sao khi đến với Nghĩa lộ- Yên Bái khác với Mai Châu- Hòa Bình. Phát triển du lịch trên cơ sở nghiên cứu thật kỹ càng và sâu sắc bản sắc văn hóa của từng cộng đồng nơi làm du lịch đồng thời phải nhân lên những phong tục tập quán tốt, thay đổi và tiếp thu có trọn lọc “không bắt trước” để từng bước thay đổi những tập quán không phù hợp. Đặc biệt là phải luôn bám sát cái gốc là bản chất vốn có đã hình thành từ trước, các phong tục cổ truyền, các phương thức canh tác, ẩm thực đặc trưng truyền thống và lối sống của người dân bản địa. Cảnh giác cao độ với sự biến đổi dần dần đánh mất bản sắc. Khi kinh tế phát triển thì sự tác động của đồng tiền sẽ làm cho con người phải tính toán, phải ganh đua, tìm mọi cách để kiếm tiền kể cả việc hi sinh những phong tục tập quán tốt đẹp để có được những lợi ích trước mắt. Hãy cân nhắc trước khi quá muộn vì lợi ích trước mắt không thấm vào đâu khi không còn khách đến du lịch, khách du lịch chỉ đến khi mà điểm du lịch vẫn còn bản sắc. Ngay từ ban đầu công tác quảng bá phát triển du lịch đều phải gắn với sự bền vững, gắn với công tác tuyên truyền về lợi ích của việc gìn giữ những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị của sự mộc mạc, mến khách, chất phát, thật thà. Giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc thì chúng ta mới có cơ hội đón tiếp khách du lịch, mới có cơ hội phát triển và đó mới là tài sản, là “cái cần câu cơm” để ngày mai ấm no hạnh phúc.
HQ